Lượt xem: 3375

Các nguyên tắc quan trọng trong ứng xử với con trẻ

Mã sản phẩm : 143

0VNĐ
Số lượng:

    Các nguyên tắc quan trọng trong ứng xử với con trẻ

    1. Các nguyên tắc cơ bản
    Gia đình luôn bên nhau. Ngay từ sớm, dạy cho con bạn rằng gia đình là luôn hỗ trợ lẫn nhau, có nghĩa là tất cả mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ. Ngay cả một đứa trẻ có thể học cách “giúp” bạn nhấc bé lên bằng cách đưa tay ra.
    Tôn trọng lẫn nhau. Một trong những điều phổ biến nhất mà cha mẹ với con cái phàn nàn về nhau là “Cha mẹ/ con không lắng nghe gì cả. Ví dụ: khi con bạn cố gắng nói cho bạn biết điều gì đó, dừng những gì bạn đang làm, tập trung sự chú ý của bạn, và lắng nghe. Sau đó, bạn có thể yêu cầu điều tương tự từ trẻ.
    Phải nhất quán. Đâu là cách tốt nhất để nuôi dưỡng một đứa trẻ mạnh mẽ về mặt tinh thần? Hãy nhất quán và kiên định trong các quy tắc. Kể cả nếu bạn chỉ yêu cầu một việc nhà, thì con bạn sẽ trở nên ngoan hơn. “Kiên định và nhất quán dạy con bạn rằng bạn yêu trẻ và mong đợi cách cư xử có trách nhiệm từ trẻ.”
    Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Một vài chuyên gia nói rằng chúng ta rất sợ làm trẻ thất vọng hoặc làm chúng lo lắng. “Nếu một đứa trẻ không bao giờ trải qua nỗi đau của sự thất vọng – như phải chia sẻ đồ chơi hoặc đợi đến lượt của mình- hoặc nếu trẻ không bao giờ buồn hay thất vọng, trẻ sẽ không phát triển các kỹ năng tâm lý rất quan trọng cho hạnh phúc tương lai của trẻ”.
    2. Cho trẻ thật nhiều tình yêu
    Đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh sẽ không làm cho trẻ quá đòi hỏi hoặc “hư hỏng”. Các chuyên gia nói rằng bạn không thể làm hư hoặc quá nuông chiều một đứa trẻ sơ sinh. Trong thực tế, bằng cách cho con bạn nhiều tình cảm và sự quan tâm nhất có thể, bạn đang giúp trẻ trở thành một người biết tự điều chỉnh và biết cư xử. Con bạn sẽ ngày càng tin tưởng vào cha mẹ vì biết rằng bạn sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
    Niềm tin đó có nghĩa là về lâu dài, con bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn và ít lo lắng hơn, vì biết rằng bạn sẽ cho trẻ những gì chúng muốn và cần một cách nghiêm túc. Sau này, trẻ sẽ có sự tin tưởng vào bạn kể cả khi đến lúc bạn bắt đầu thiết lập các giới hạn và đặt ra các quy tắc, và hiểu rằng bạn yêu trẻ ngay cả khi bạn trách mắng trẻ.

    3. Phương pháp lấy đi và thay thế:
    Giống chúng ta, trẻ em học bằng cách thực hành. Vì vậy, khi con bạn ném bát đậu Hà Lan ra khỏi khay trên cái ghế ăn, đó có thể là vì trẻ tò mò muốn xem cái gì sẽ xảy ra, không phải vì trẻ muốn làm bạn bực bội hay làm bẩn sàn nhà. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ đứng nhìn khi trẻ làm những điều như thế. Và bạn chắc chắn không muốn đứng yên nếu trẻ với tới một vật gì đó nguy hiểm. Lấy lại đồ vật đó lại hoặc đưa con bạn tránh xa nó. Sau đó, cho cho trẻ vật thay thế an toàn hoặc ít tính phá hoại hơn. Vật thay thế sẽ ngăn chặn được một vụ hờn khóc.
    Hãy giải thích cho trẻ mỗi khi chúng hành động sai, đừng vội vàng quát mắng trẻ.
    Hãy giải thích những gì bạn đang làm cho con bạn, ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để thực sự hiểu. Bạn đang giảng dạy một bài học kỷ luật cơ bản rằng một số hành vi không thể chấp nhận được, và rằng bạn sẽ điều chỉnh trẻ khi cần thiết.
    Ví dụ thực tế: Đứa con 8 tháng tuổi của bạn đang nắm lấy chiếc vòng cổ yêu thích của bạn và nhai hạt vòng. Thay vì để mặc trẻ, hoặc tiếp tục kéo cái vòng ra khỏi tay trẻ, bạn hãy tháo cái vòng và đặt nó sang một bên, giải thích đơn giản đó là đồ trang sức của bạn, không phải là để nhai. Sau đó đưa cho bé núm vú cao su hoặc đồ có thể nhai được và nói: “Cái này con có thể nhai được”.

    4. Nhấn mạnh vào các điểm tốt
    Điều này rất dễ dàng. Nói với con bạn khi bạn thích cái cách trẻ hành xử, chứ không phải chỉ lên giọng khi trẻ đang làm gì đó sai trái. Cần thực hành một chút để có được thói quen khen thưởng hành vi tốt hơn là trừng phạt hành vi xấu, nhưng cuối cùng thì điều này rất có hiệu quả.
    Ví dụ thực tế: Thời gian ngủ trưa là khoảng thời gian đấu tranh với đứa trẻ mới tập đi thỉnh thoảng rất cứng đầu của bạn. Hãy đánh gục sự cứng đầu đó bằng cách khen ngợi cả những bước nhỏ nhất: “Thật tuyệt vời nếu con đừng chơi với các khối hình nữa khi mẹ yêu cầu con. Điều đó có nghĩa chúng ta sẽ có thêm thời gian và có thể đọc một câu chuyện Nếu con lên giường ngay lập tức, mẹ con mình thậm chí sẽ có. nhiều thời gian hơn và có thể đọc hai câu chuyện.” Hãy khen ngợi mỗi sự tiến bộ mà trẻ có trong thói quen ngủ trưa của mình, và làm cho trẻ thấy bõ công với những phần thưởng như những câu chuyện hoặc các bài hát.

    5. Yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ
    Các nhà nghiên cứu biết vài điều mà các bậc cha mẹ không biết: trẻ con đi vào thế giới đã được lập trình để là người có ích và sẵn sàng cộng tác. Điều tất cả chúng ta phải làm khi thành cha mẹ là tận dụng lợi thế của xu hướng tự nhiên này.
    “Tôi đề nghị rằng các bậc phụ huynh hãy tìm ra những điều con cái của họ có thể làm, cho dù đó là rửa rau, cho chó ăn, hoặc sắp xếp đồ giặt ủi”, Kvols nói. “Bạn đang dạy con của bạn trở nên hữu ích, và đó là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất. Nếu bạn đã dạy cho con em mình biết cách hợp tác, bạn có thể kêu gọi sự hợp tác từ trẻ khi cần. Bạn có thể thử cho trẻ một “công việc” để làm có thể xoa dịu tình huống khiêu khích cơn giận của đứa trẻ. Ví dụ khi bé từ chối lên xe để đi về. Hãy biến bé trở thành “người phụ trách dây đai an toàn”, rằng bé phải “kiểm tra” tất cả mọi người trong xe đã thắt đai chưa trước khi xe chuyển bánh. Cuộc chiến trên ghế xe hơi thế là đã xong.
    Ví dụ thực tế: Trong siêu thị, khi con bạn ngọ ngoạy đòi chui ra khỏi xe chở đồ, bạn có thể cầm lên một hộp nho khô và nói: “mẹ cần chọn đồ để ăn, và mẹ cần con giúp” Sau đó, đưa cho trẻ hộp nho và để cho trẻ thả nó phía sau vào giỏ hàng. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ “canh chừng” và giúp bạn phát hiện một số loại thực phẩm yêu thích trên kệ.

    6. Kiểm soát cơn giận dữ
    Trẻ đang tập đi dễ bị nổi giận vì chúng không thể kiểm soát cảm xúc của mình, các chuyên gia nói. “Cơn giận dữ không thực sự là vấn đề về cư xử, chúng là vấn đề kiểm soát,” Madelyn Swift nói. “Cơn giận dữ xảy ra khi trẻ em không có được thứ theo cách của mình và chúng sẽ điên lên.”
    Bước một trong tình huống này là để cho con của bạn bình tĩnh theo bất cứ cách nào tốt nhất cho trẻ. Nếu trẻ để cho bạn ôm, thì hãy ôm và đu đưa trẻ cho đến khi trẻ nín. Nếu động vào trẻ sẽ chỉ làm cho trẻ thêm giận dữ, hãy cho trẻ không gian riêng để trẻ bình tĩnh lại. Đừng cố gắng nói chuyện với trẻ về những gì đã xảy ra cho đến khi trẻ đã qua cơn bão ảm xúc. Khi trẻ đã bình tĩnh, đừng quên nói chuyện với trẻ về những gì đã xảy ra. Đó là thời gian để sửa chữa những sai lầm đã phạm phải.
    Ví dụ thực tế: Con bạn không muốn mặc quần áo và nổi cơn tam bành, ném xe ô tô đồ chơi xung quanh phòng. Sau khi trẻ bình tĩnh, đưa trẻ trở lại với những chiếc xe đồ chơi và bình tĩnh nhưng kiên quyết nói với nó nhặt chúng lên. Nếu nhiệm vụ có vẻ quá khó khăn, hãy tách nó ra. Hãy chỉ vào đống xe ô tô và nói, “Con chọn những chiếc xe đó mẹ sẽ nhặt những cái ở đằng kia.” Hãy ở lại đó cho đến khi trẻ đã hoàn thành phần công việc của mình. Nếu trẻ từ chối và nổi cơn giận khác, chu kỳ lại lặp đi lặp lại. Nhưng chờ đợi lâu hơn để trẻ bình tĩnh, và chắc chắn rằng trẻ biết bạn nghiêm túc về việc đó.

    7. Nói chuyện theo cách của trẻ
    Bí quyết để làm cho trẻ làm những gì nên làm, hoặc không làm những gì không nên có thể đơn giản chỉ là thông qua cách giao tiếp mà trẻ có thể thực sự hiểu. Các chuyên gia nói với các bậc cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ đơn giản, và phải thực sự đơn giản. Sử dụng các cụm từ ngắn với rất nhiều sự lặp lại, cử chỉ, và cảm xúc để chỉ cho con bạn rằng bạn hiểu những gì đang diễn ra trong đầu trẻ.
    Ví dụ thực tế: Con bạn giật mạnh chiếc xe tải đồ chơi khỏi bạn mình. Thay vì ngăn trẻ hoặc cố gắng giải thích lý do tại sao những gì trẻ làm là sai – cả hai chiến lược mà giả định sẽ làm con bạn thấy rắc rối, thì hãy mất một vài phút để lặp lại những gì trẻ suy nghĩ và đặt mình trong vị thế của trẻ : “Bạn muốn chiếc xe tải.”
    Công nhận cảm xúc của trẻ sẽ giúp trẻ bình tĩnh, và một khi trẻ đủ bình tĩnh để lắng nghe, bạn có thể chuyển cho trẻ thông điệp kỷ luật của bạn. Nhưng một lần nữa, nói với trẻ một cách ngắn gọn: “Không được cầm, không được lấy, đến lượt Max”. Lưu ý: Điều này có thể làm bạn thấy ngớ ngẩn lúc đầu, nhưng nó sẽ có hiệu quả.

    8. Lắng nghe khi trẻ nói “không”
    “Không” là một trong những lời đầu tiên nhiều trẻ em học nói, và nó gần như ngay lập tức trở thành một trong những từ được nói thường xuyên nhất. Thật kì lạ, một trong những cách để ngăn chặn việc nói “không” liên tục đó là lắng nghe một cách nghiêm túc khi con bạn nói ”không”. Nhìn chung, tất cả chúng ta đều có xu hướng tự lặp lại khi chúng ta nghĩ rằng mọi người đang không lắng nghe, phải không?
    Ví dụ thực tế: Con bạn đang chạy xung quanh với một cái tã bẩn, nhưng nó không muốn dừng lại để cho bạn thay. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi xem trẻ có cần thay tã không, và nếu trẻ trả lời là “không”, hãy nói không sao và để cho nó chạy thêm một lúc nữa. Chờ năm phút và yêu cầu một lần nữa, và nếu bạn nhận được một câu “không” khác, chờ đợi một lần nữa. Thông thường lần thứ ba bạn hỏi, trẻ sẽ bắt đầu thấy không thoải mái và bạn sẽ nhận được một từ “có”. Và việc biết rằng nói “không” mang một ý nghĩa nhất định sẽ làm cho trẻ bớt nói ra từ đó một cách không cần thiết. Bạn càng tôn trọng từ “không” của trẻ, trẻ sẽ càng ít dùng nó.

    9. Phương pháp “tạm lắng”
    ”Tạm lắng” là một trong những hình thức kỷ luật tốt nhất, nhưng nó cũng gây tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng ”tạm lắng” không có hiệu quả, bị lạm dụng, và mang tính quá trừng phạt – đặc biệt là cho trẻ mẫu giáo. Khi chúng ta nói “Về phòng!” ta đang dạy trẻ rằng ta mới là người có quyền kiểm soát, khi ta thực sự muốn bọn trẻ phải học cách kiểm soát bản thân.
    Hãy để trẻ biết rằng bạn cũng cần nhiều thời gian “tạm lắng” như bé bằng cách nói rằng, “Cả hai chúng ta đều đang thực sự nổi điên và chúng ta cần phải bình tĩnh lại.” Hãy thiết kế một khu vực trong ngôi nhà của bạn làm nơi cho trẻ có thể bình tĩnh (tốt hơn hết đó đừng là phòng của trẻ, mà là nơi có những liên hệ tích cực), và hãy chỉ cho trẻ đi đến đó trong một vài phút, trong khi bạn đến góc của riêng bạn.
    Một khả năng khác: Cùng ”tạm lắng” bằng cách ngồi xuống bên cạnh. Bạn cũng có thể cân bằng tác động của việc phạt ”tạm lắng” bằng cách dùng phương pháp thưởng như những khoảnh khắc ôm ấp, âu yếm, và khen ngợi khi con bạn cư xử tốt.
    Ví dụ thực tế: Bạn nói trẻ không được ăn bánh tối nay, và điều này làm con bạn bực tức, và bây giờ tiếng la hét của con bạn đòi bánh quy còn to hơn cả tiếng của bạn. Hãy giải thích rằng la hét không phải là điều tốt đẹp cho 2 mẹ con, vì vậy cả hai cần phải bình tĩnh. Dẫn trẻ đến nơi để nó tự bình tĩnh, và sau đó bạn ngồi cạnh đứa trẻ. Khi một vài phút đã trôi qua và sự tức giận đã lắng xuống, bạn hãy giải thích rằng nổi điên lên không phải là cách tốt để có được những gì mình muốn và bạn rất tiếc đã làm cô bé thất vọng.

    10. Thưởng “ngược”
    Tham khảo giáo viên ở mọi nơi đều có câu trả lời: trẻ em có phản ứng tốt hơn đối với sự ủng hộ hơn là với sự chỉ trích và trừng phạt. Và chúng cũng thích những lịch trình và kỳ vọng rõ ràng. Các bậc cha mẹ nên tận dụng lợi thế của tính cách này bằng cách thiết lập một hệ thống khen thưởng. Bạn có thể làm cho hệ thống này thậm chí còn hiệu quả hơn bằng cách đảo ngược các quy tắc thông thường, đó là thay vì trao phần thưởng cho hành vi tốt, thì hãy không trao phần thưởng nếu bé có các hành vi xấu.
    Ví dụ thực tế: Hãy cho con bạn một vài thứ mà trẻ thích trong một cái bình hoặc hộp như là phần thưởng hàng ngày. Sau đó vẽ ba khuôn mặt cười trên một mảnh giấy và dán nó lên cái bình. Nếu con quý vị vi phạm quy định hoặc nếu cư xử sai, bạn hãy gạch đi một khuôn mặt cười và một phần thưởng sẽ biến mất khỏi bình. Một giờ trước khi đi ngủ, bạn hãy cho con bạn xem trong bình còn lại những gì.

    11. Dạy cho trẻ về hậu quả
    Chúng ta muốn con cái của chúng ta có những lựa chọn đúng – ví dụ như hoàn thành bài tập về nhà trước khi xem TV hay không chơi bóng trong nhà. Nhưng khi chúng không làm như thế, chúng ta phải làm gì?
    Để xử lý những vấn đề hành vi này, hãy cho con bạn cùng tham gia tìm kiếm phương án giải quyết. Nếu trẻ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, trẻ sẽ khó giả vờ “quên” hơn. Ví dụ, nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà của tối hôm đó, trẻ có thể quyết định dậy sớm vào sáng hôm sau để làm. Tuy nhiên, hãy kiên định với trẻ: nếu kế hoạch là hoàn thành bài tập về nhà sau bữa ăn tối, thì nó phải được hoàn thành trước khi xem TV.
    Ví dụ thực tế: Đứa con 7 tuổi của bạn làm vỡ đèn và ném quả bóng trong nhà. Thay vì la mắng trẻ bằng cách nói rằng trẻ không được làm điều này, hãy nói với trẻ rằng việc chữa lại những sai lầm phụ thuộc vào trẻ. Yêu cầu trẻ dính lại đèn nếu trẻ có thể hoặc nếu không, trẻ có thể làm các công việc nhà khác để kiếm đủ mua một bóng đèn mới.

    12. Cho phép “làm lại”
    Đã bao nhiêu lần bạn muốn rút lại những lời bạn đã nói? Vậy thì, khi con bạn ăn nói vô lễ hoặc ngắt lời bạn, và bạn cũng ngắt lời lại ngay, mọi người ai cũng như vậy
    Một cách để duy trì hòa bình trong gia đình là để cho phép “làm lại” – một cơ hội cho con bạn (hoặc bạn) để nói những gì trẻ muốn một lần nữa theo cách tôn trọng hơn. Khi bạn nói với con của bạn “làm lại”, nghĩa là bạn đang nói “Mẹ muốn nghe những gì con nói, điều đó với mẹ rất quan trọng, và mẹ muốn được tôn trọng. Vì vậy, hãy nói bằng giọng tôn trọng hơn và mẹ rất vui được nghe con nói lại”.
    Ví dụ thực tế: Con bạn hét lên “Con ghét mẹ!” Xúc phạm và bị tổn thương, bạn ngay lập tức hét lại, “Về phòng!” và một buổi tối đã mất vui. Thay vào đó, hít một hơi thật sâu và yêu cầu con của bạn nếu nó muốn “làm lại” (hoặc sử dụng tín hiệu của bạn nếu bạn đang ở nơi công cộng). Điều này mang lại cho con bạn cơ hội để nói lên cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn là bùng nổ.

    TKX - ST

Sản phẩm liên quan

Đang cập nhật