Lượt xem: 2966

MẤY SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ GIÁO DỤC

Mã sản phẩm : 1448309620

0VNĐ
Số lượng:

    MẤY SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ GIÁO DỤC
    PGS TS Tâm lý học
    Mạc Văn Trang
    PHẦN II
    5. Không phải dân ta chỉ thích “đại học”, không chịu “phân luồng” đi học nghề! Dân ta thực dụng lắm, học cái gì có việc làm, có thu nhập tốt là lao vào học thôi! Vấn đề là chính sách đầu ra của người tốt nghiệp trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp chưa hợp lý. Chính sách lương bổng, đãi ngộ và đánh giá con người của nhà nước ta vẫn theo bằng cấp, chứ không theo năng lực thực, nên mới đổ xô học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cốt có tấm bằng, vừa oai, vừa lợi! Hãy nhìn vào thực tế: bao nhiêu nam nữ thanh niên đang chen nhau, nộp hàng trăm triệu đồng để được đi xuất khẩu lao động, thực chất là tha phương cầu thực, làm “cu li” kiếm món tiền chứ có phải “vì ham bằng cấp, danh giá” gì đâu! Cho nên mấu chốt của “phân luồng”, đào tào nghề là hiệu quả đầu ra, chính sách đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
     
    6. GD bất ổn từ gia đình. Từ “đổi mới” đến nay, cả xã hội và mỗi gia đình Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc. Di chuyển xã hội (Social Mobility) là vấn đề lớn mà GD chưa tính đến. Ở nông thôn, các gia đình thường cả bố mẹ hoặc một trong hai người đi kiếm ăn xa, con trẻ chịu nhiều thiệt thòi về GD. Công nghiệp hóa, đô thị hóa ào ạt, hầu hết những gia đình trẻ, nghèo ở đô thị và các khu công nghiệp sống trong môi trường gia đình không đảm bảo điều kiện phát triển bình thường của trẻ. Nhiều người mải theo đuổi “thương trường”, phó mặc con cho “ôsin”, trẻ thiếu sự ru nựng, vỗ vễ, âu yếm của mẹ, của bà; ít được tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, lại bị “ô sin” cho xem tivi suốt ngày, não đứa trẻ phải tạo cơ chế trơ, ì trước các thông tin nhiễu loạn… Phải chăng vì thế, trẻ tự kỷ gia tăng đáng sợ!? Con các tầng lớp quan chức, nhà giàu cũng chẳng hay gì về GD. Ngay từ bé trẻ đã biết bố mẹ có quyền và tiền, chẳng cần học giỏi cũng có “tương lai huy hoàng”! Thêm nữa, nhiều em có thể “rút tiền” từ bố mẹ, ăn chơi thỏa sức… Đạo làm người phải được GD từ gia đình là cơ bản. Cha mẹ đã tham nhũng, hối lộ, sống thủ đoạn, nói và làm giả dối, tham lam, mê tín … làm sao để con thành người lương thiện, tử tể? Có người nói: “Học sinh nghèo vượt khó đã giỏi, nhưng học sinh giàu “vượt sướng” còn khó hơn”! Việt Nam cùng mô hình giống Trung Quốc, nên nước họ cũng đang giải quyết vấn đề các “Cao cán đệ tử”… GD cùng các tổ chức liên quan cần có một chiến lược cải thiện GD gia đình …
     
    7. GD bất ổn từ nhà trường. GV bị sức ép vô lối từ các cấp quản lý, sinh ra đối phó, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân – vốn là đặc tính lao động tự thân của nghề GV. Học sinh bị áp lực từ gia đình, từ GV, học bị động, đối phó, căng thẳng, rập khuôn, triệt tiêu hứng thú, sáng tạo, tự tin… Thoát khỏi áp lực là không có nhu cầu, hứng thú tự thân để tự học, tự tìm tòi khám phá… Cho nên học rất nhiều mà đọng lại ít! “Thi đua” của Cụ Hồ mới đầu là hay, là thật, nhưng dần dần đã bị sai lệch, lặp lại mãi thành nhàm chán; ai cũng thấy nó hình thức, chẳng ích lợi gì, còn thêm mất thì giờ, tốn kém và gây ra bệnh thành tích gian dối, nhưng không ai đủ bản lĩnh chấm dứt nó đi! Thử đếm xem Vinashin, Vinalines đã nhận bao nhiêu cờ thi đua, danh hiệu nọ kia ầm ĩ một thời?! Về GD, có mấy nước trên thế giới có kiểu “thi đua” trong GD như ở ta?! Vậy sao GD của họ vẫn thành công? Hãy để cho nhà trường có cuộc sống tự nhiên, bình thường!
    HẾT PHẦN II
    TKX ST.

Sản phẩm liên quan

Đang cập nhật